2 công thức làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm siêu hấp dẫn
Cách làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm không khó, cũng không cần nhiều nguyên liệu hay dụng cụ. Thay vì mua sắm các loại máy ép đắt tiền, bạn có thể sử dụng chính chiếc máy ép chậm trong gia đình để làm được thức uống dinh dưỡng từ đậu nành.
Dưới đây, Elmich sẽ hướng dẫn bạn 2 công thức đơn giản để làm sữa đậu nành từ máy ép chậm đấy.
Nội dung bài viết
Cách chọn đậu nành để làm sữa hạt ngon và ngậy
Bạn nên mua những hạt đậu nành to, mẩy và chắc, đồng đều, không vỡ nát. Đậu nên còn màu vàng sáng, đây là đậu mới thu hoạch, chưa bảo quản lâu sẽ có mùi thơm ngậy và đậm đà hơn rất nhiều.
Trong trường hợp biết rõ nguồn gốc, bạn cũng có thể mua đậu nành ta được người dân Việt Nam trồng tại ruộng. Đặc điểm của chúng là hạt nhỏ, trong và đều. Những hạt đậu này rất thơm và béo đấy.
2 cách làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm
Dưới đây, hãy học 2 công thức làm sữa đậu nành siêu đơn giản từ máy ép chậm nhé.
Cách 1: Sữa đậu truyền thống
Bước 1:
Bạn chuẩn bị khoảng 1kg đậu nành loại ngon, sau đó ngâm trong nước lạnh 1 đêm (ít nhất là 6 tiếng). Trong trường hợp không có thời gian, bạn có thể ngâm với nước ấm trong 2 tiếng là được nhé.
Bước 2:
Sau khi ngâm xong, bạn rửa sạch số đậu nành qua nước lạnh và để cho ráo nước hoàn toàn. Sau đó đem trút đậu vào 1 bát lớn hoặc chậu nhỏ đều được, thêm vào lượng nước sạch ngập đậu.
Bước 3:
Bạn khởi động máy ép chậm, sau đó lần lượt múc từng thìa đậu kèm nước trong bát vào ống nhồi. Dùng thanh ấn ấn xuống để ép đậu, xay nhuyễn và lấy nước cốt.
Lúc này, nước ép sẽ đi ra phần bình chứa riêng. Còn phần bã đậu sẽ tách riêng ra một cốc khác.
Bước 4:
Bạn trộn phần bã tách được bạn đem trộn với 250ml nước sạch. Sau đó thực hiện ép lại 1 lần theo cách tương tự như trên để lấy nốt tinh chất trong đậu nành. Nếu như thấy nước ép vẫn đặc, bạn có thể lặp lại 1 lần nước bằng cách trộn bã ép được với 100 ml nước hoặc hơn nhé.
Bước 5:
Bạn cho nước đậu đã ép được trong 2 – 3 lần kể trên vào trong 1 nồi lớn. Nếu thấy nước đậu vẫn đặc, hãy pha loãng thêm bằng nước sạch nhé. Đun sôi nồi trong lửa nhỏ và liên tục khuấy đều tay để tránh làm khét phần đáy nồi.
Khi sôi, bạn đun thêm khoảng 10 phút nữa với lửa nhỏ là được. Có thể thêm vào nồi sữa 1 ống vani hoặc 1 vài nhánh lá dứa cho thơm nhé. Tuy nhiên, mùi đậu nành tự nhiên đã rất thơm ngon rồi đấy.
>>> Cách vệ sinh máy ép chậm tại nhà sạch từng ngóc ngách bạn nên biết.
Cách 2: Sữa đậu nành kết hợp các loại hạt dinh dưỡng
Nếu như bạn đã chán sữa đậu nành vị truyền thống, hãy thử món sữa hạt theo cách gợi ý này nhé.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Để làm món sữa đậu nành này Bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 0,5 kg đậu nành ngon
- 100 gram hạnh nhân
- 100 gram hạt điều
- 100 gram óc chó
- 100 gram hạt mắc ca
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Bạn tách bỏ hạt của hạnh nhân, mắc ca, hạt điều và óc chó để tiện nấu và đảm bảo sữa có màu sắp đẹp. Sau đó, đem ngâm đậu tương trong 1 bát qua đêm. Hạt điều, óc chó, hạnh nhân bạn ngâm khoảng 2,5 giờ với nước 50 độ là được.
Sau đó, đem rửa lại toàn bộ các loại hạt với nước lạnh và để cho ráo hoàn toàn trong rồ. Khi các hạt ráo nước, bạn trút hết vào trong một tô lớn và thêm vào 1 lượng nước sạch và ngập các loại hạt là được.
Bước 3: Ép nước cốt
Thực hiện tương tự như hướng dẫn ở trên, bạn lần lượt múc các hỗn hợp nguyên liệu vào trong máy ép chậm để ép lấy nước cốt. Do có nhiều loại hạt, nên bạn hãy lặp lại việc ép nước khoảng 3 lần để lấy trọn vẹn dưỡng chất cho món sữa hạt của mình nhé.
>> Công thức làm sữa hạt bằng máy ép chậm.
Bước 4: Nấu sữa
Bạn đun sữa hạt trong nồi lớn, đến khi sôi bùng cần hạ nhỏ lửa ngay. Đun với mức lửa thấp nhất khoảng 15 phút đến khi sữa dậy mùi thơm đậm của các loại ngũ cốc thì bạn thêm 2 thìa canh sữa đặc. Sau đó thêm đường cho vừa khẩu vị là được.
Bảo quản sữa đậu nành để sử dụng dần
Sau khi hoàn thành việc làm sữa đậu nành, bạn hãy chờ sữa nguội rồi chia vào từng chai riêng. Với những chai chưa uống, hãy bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh nhé. Thời gian bảo quản và sử dụng sữa trong ngăn mát là 1 tuần.
Tuy nhiên, sữa ngon nhất khi được uống trong ngày. Đặc biệt sau 3 ngày kể từ làm phẩm chất và hương vị của sữa hạt đã giảm đi rất nhiều rồi. Chính vì vậy bạn chỉ nên làm sữa vừa đủ nhu cầu và uống hết ngay nhé.
Hy vọng những cách làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm này hữu ích, phù hợp với bạn. Để hiểu hơn về máy ép chậm cũng như những công dụng của nó, hãy liên hệ ngay với Elmich nhé.