Cách vệ sinh máy ép chậm với 7 bước đơn giản - Elmich

Cách vệ sinh máy ép chậm với 7 bước đơn giản

Ngày cập nhật: 28/12/2023

Sau khi sử dụng, Máy ép chận cần được vệ sinh đúng cách để đảm bảo vệ sinh và máy được bền hơn. Ngoài ra, giữ máy sạch sẽ cũng giúp đảm bảo chất lượng, hương vị của nước ép, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Trong bài viết này hãy để Elmich sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy ép chậm chi tiết nhất nhé.

Dụng cụ cần để vệ sinh máy ép chậm

Máy ép vốn là thiết bị nhà bếp có cấu tạo phức tạp với nhiều chi tiết. Chính vì vậy bạn cần chú ý làm sạch từng ngóc ngách của máy cẩn thận, tỷ mỉ để làm sạch và giữ máy móc được bền hơn. Khi vệ sinh máy ép chậm bạn sẽ cần sử dụng những dụng cụ sau:

Cach Ve Sinh May Ep Cham 1

  • Chổi vệ sinh cỡ nhỏ có kèm theo máy, hoặc bạn có thể dùng loại mua riêng nhé;
  • Khăn mềm chuyên dùng trong lau rửa đồ dùng nhà bếp;
  • Nước rửa chén;

>>> Máy ép chậm ELMICH EDA-0860 có những đặc điểm gì?

7 bước vệ sinh máy ép chậm

Bước 1: Ngắt kết nối nguồn điện

Điều đầu tiên bạn cần làm sau khi ép trái cây xong là tắt máy, rút nguồn điện để máy ngừng hoạt động hoàn toàn. Sau đó bạn không nên rửa ngay mà hãy uống nước ép và chờ cho máy nguội (ít nhất 10 phút sau khi tắt nguồn).

Bước 2: Tiến hành tháo rời các bộ phận của máy ép

Cach Ve Sinh May Ep Cham 4
Hãy lần lượt tháo rời từng bộ phận của máy ép chậm

Khi máy đã nguội, bạn tiến hành tháo rời các bộ phận khác nhau khỏi máy. Lưu ý nên thực hiện tháo tuần tự các bộ phận theo thứ tự gợi ý dưới đây:

  1. Thanh ấn
  2. Cửa cho nguyên liệu và ống ép nhồi
  3. Trục ép
  4. Lưới lọc
  5. Vòng cố định lưới lọc
  6. Khay chứa
Cach Ve Sinh May Ep Cham 5
Thứ tự tháo các chi tiết của máy ép chậm

Bước 3: Ngâm các bộ phận đã tháo rời

Để làm sạch máy ép chậm tốt nhất bạn nên ngâm các bộ phận trong nước ấm khoảng 5 phút. Cách này giúp các bã, sơ bám vào máy mềm và bong ra. Từ đó, giúp việc cọ rửa từng chi tiết trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

*Chú ý: không ngâm thân máy và các bộ phận có thiết bị điện vào nước.

Cach Ve Sinh May Ep Cham 2
Pha loãng nước rửa chén để làm sạch máy ép chậm
Cach Ve Sinh May Ep Cham 6
Ngâm lưới lọc, lưới ép trong nước rửa chén để làm sạch hiệu quả

Bước 4: Tiến hành làm sạch từng bộ phận

Sau khi ngâm, bạn cần nhẹ nhàng cọ rửa các bộ phận bằng bàn chải chuyên dụng và nước rửa chén pha loãng. Cần chú ý làm sạch kỹ phần lưới lọc, trục ép vì đây là những phần có nhiều cặn, bã trái cây bám lại.

Cach Ve Sinh May Ep Cham 7.1
Bàn chải sẽ giúp bạn làm sạch từng chi tiết

Ở các bộ phận kẽ, góc khó vệ sinh, bạn có thể dùng các bàn chải cọ đầu nhỏ để làm sạch kỹ nhé. Việc tiếp cận từng ngóc ngách sẽ đơn giản hơn nhiều.

Bước 5: Rửa sạch và phơi khô

Sau khi làm sạch hoàn toàn các cặn bẩn trên thân máy, bạn rửa lại với nước lạnh đến khi sạch xà phòng nhé. Cuối cùng, để các bộ phận lên chạn hoặc rổ cho ráo nước hoàn toàn là được.

Bước 6: Tiến hành vệ sinh thân máy

Cach Ve Sinh May Ep Cham 7
Thân máy có thể được làm sạch với một chiếc khăn mềm

Do phần thân máy có mô tơ, kết nối trực tiếp với nguồn điện nên sẽ không rửa dưới vòi nước được. Thay vì vậy, bạn hãy dùng một chiếc khăn mềm, ẩm để nhẹ nhàng lau sạch bên ngoài thân máy. Hãy cẩn thận để tránh không làm nước chảy vào bên trong nhé.

Bước 7: Lắp ráp các bộ phận

Sau khi bạn hoàn thiện việc rửa sạch, làm khô các bộ phận, bạn hãy lắp lại máy theo trình tự ngược lại khi tháo. Thứ tự lắp máy ép chậm như sau:

  1. Khay chứa
  2. Vòng cố định lưới lọc
  3. Lưới lọc
  4. Trục ép
  5. Cửa cho nguyên liệu – ống nhồi rau củ
  6. Thanh nhấn

Sau đó, hãy cất máy vào nơi khô ráo, sạch sẽ để tránh mùi khó chịu. Như vậy là máy của bạn đã được bảo quản tốt, sẵn sàng cho lần sử dụng sau rồi đấy.

Khi máy đã khô, bạn có thể lắp lại máy trước khi cất đi
Khi máy đã khô, bạn có thể lắp lại máy trước khi cất đi

>> Hướng dẫn bạn cách sử dụng máy ép chậm siêu đơn giản.

Các lưu ý bạn nên biết khi sử dụng và vệ sinh máy ép chậm

  • Bạn nên rửa sạch máy sau khi sử dụng để tránh các bã rau củ bị khô, bám chặt vào trong máy nhé. Khi đó việc làm sạch triệt để sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều đấy.
  • Nếu dùng máy ép nhiều lần, bạn chỉ cần rửa cuối ngày, không phải rửa sau mỗi lần dùng.
  • Cần rửa thật kỹ tránh để xà phòng, các chất tẩy rửa còn sót lại trong máy sẽ gây hại cho sức khỏe.
  • Giữa các lần ép trái cây khác nhau, bạn nên tráng qua máy bằng cách đổ 1 chén nước vào trong máy đang hoạt động. Cách này giúp các loại trái cây không bị lẫn mùi vị với nhau.
  • Với một số loại máy cao cấp, bạn có thể sử dụng máy rửa chén để làm sạch. Tuy nhiên nên chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nhé, vì một số chất liệu có thể bị hư hỏng hoàn toàn trong máy rửa chén đấy.

Lời kết

Như vậy, Elmich đã hướng dẫn bạn 7 bước vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng. Sau khi sử dụng máy, hãy thực hiện theo hướng dẫn này để đảm bảo máy ép trái cây của mình luôn ở trạng thái sạch sẽ nhé. Đừng quên theo dõi Elmich Blog để cập nhật những hướng dẫn hữu ích cho bà nội trợ mỗi ngày.

Bài viết cùng chuyên mục
Bếp gas, bếp hồng ngoại hay bếp từ – nên chọn loại nào?
Bếp gas, bếp hồng ngoại hay bếp từ – nên chọn loại nào?
Blog 27/03/2017
Hiện nay trên thị trường, bếp gas đã qua thời kỳ hưng thịnh, nhường chỗ cho bếp hồng ngoại và bếp từ vì ưu điểm vượt trội về công năng sử dụng, hình thức nhỏ gọn và dễ vệ sinh. Nhìn bên ngoài, hai loại bếp này tương đối...
Nồi áp suất điện Elmich – Trợ thủ đắc lực không thể thiếu cho ngày Tết
Nồi áp suất điện Elmich – Trợ thủ đắc lực không thể thiếu cho ngày Tết
Blog 10/01/2017
Nồi áp suất điện đang được khá nhiều gia đình lựa chọn vì những ưu điểm của nó so với chiếc nồi áp suất cơ thông thường. Nó cho phép người sử dụng tính toán và cái đặt thời gian nấu, nhiệt độ nấu một cách chính xác. Khảo...
Mẹo nhỏ giúp làm sạch cặn trong bình siêu tốc
Mẹo nhỏ giúp làm sạch cặn trong bình siêu tốc
Blog 24/07/2017
Bình siêu tốc đun một thời gian sẽ hình thành nên một lớp cặn dưới đáy và thường rất khó làm sạch. Lớp cặn này không chỉ khiến cho việc đun nước mất thêm thời gian mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Những đồ có sẵn...