[Tinnhanhchungkhoan.vn] Việt Nam trở thành cứ điểm cho nhà đầu tư dài hạn
Chính trị ổn định, dân số đông và mở cửa các cơ hội đầu tư thông qua nhiều hình thức, cơ chế, chính sách đang trở thành điểm cộng để các nhà đầu tư biến Việt Nam thành cứ điểm trong mạng lưới kinh doanh toàn cầu.
Ông Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam tặng hoa và chúc mừng ngài Milan Novosad, Phó chủ tịch HĐQT Elmich châu Âu, thành viên HĐQT Elmich Vietnam nhân dịp khai trương Nhà máy Elmich
Đông Nam Á luôn là một điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tầng lớp trung lưu đang ngày một tăng mạnh, trở thành thị trường tiêu thụ khổng lồ với hơn 600 triệu dân. Các công ty nước ngoài ưa thích thị trường lao động giá rẻ và trẻ tuổi ở các nước đang phát triển như Indonesia, Campuchia và Việt Nam.
Nhờ những yếu tố trên, cùng với sự cởi mở về chính sách đầu tư, hệ thống pháp luật khiến cho vài năm gần đây, vốn đầu tư vào Việt Nam đã tăng tốc. Điển hình, các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đặc biệt hào hứng với thị trường này. Ví dụ, Samsung Electronics đang điều hành và xây dựng 3 nhà máy tại 3 địa điểm ở TP.HCM, Thái Nguyên và Bắc Ninh, với tổng vốn lên tới 11,2 tỷ USD. Gần đây nhất, Samsung lại bất ngờ đầu tư thêm 3 tỷ USD vào nhà máy ở Bắc Ninh.
Việt Nam không chỉ thu hút các đại gia trong lĩnh vực công nghệ, mà còn dự đoán sắp đón một “làn sóng” đầu tư trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, phân phối, bán lẻ. Hãng sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble (P&G) đã chi 100 triệu USD để xây nhà máy sản xuất dao cạo râu Gillette tại Bình Dương.
Hoặc như Tập đoàn Elmich (Séc), chuyên sản xuất và kinh doanh đồ gia dụng cao cấp, sau 4 năm gia nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam qua hệ thống phân phối, vừa mới khánh thành nhà máy tại Hà Nam, với tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong chiến lược phát triển toàn cầu của Tập đoàn và cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Với vị thế thương hiệu vững mạnh trong 20 năm qua ở phân khúc đồ gia dụng trung và cao cấp tại thị trường khu vực châu Âu, mục đích Elmich đến Việt Nam đặt nhà máy sản xuất không nằm ngoài kỳ vọng muốn phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo tiền đề vững chắc tại đây. Nhà máy Elmich được trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, công suất thiết kế 7 triệu thành phẩm mỗi năm và đội ngũ kỹ sư công nhân viên khi vận hành hết công suất lên đến 300 người.
Ông Milan Novosad, Phó chủ tịch Tập đoàn, chia sẻ: “Trong thời gian tới, Elmich sẽ tiếp tục hoàn thiện và mở rộng quy mô hệ thống dây chuyền thiết bị và quy trình kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu vì mục tiêu 80% sản lượng của Nhà máy phục xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Á, 20% sản lượng phục vụ thị trường trong nước”.
Không chỉ vậy, nằm trong chiến lược toàn cầu hóa của Tập đoàn, Elmich sẽ thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại Việt Nam, nhằm tạo ra những sản phẩm đa dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Sự kiện Việt Nam nằm trong Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) chính thức cuối năm nay và tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như hàng loạt hiệp định thuế quan dự kiến được ký kết trong thời gian tới đang được giới đầu tư không chỉ kỳ vọng sẽ có thêm cơ hội đầu tư lâu dài tại đây, mà còn muốn nắm bắt cơ hội tăng trưởng trong các ngành công nghiệp may mặc, sản phẩm công nghệ, sản xuất hàng gia dụng, các sản phẩm nông nghiệp thông qua việc tăng xuất khẩu ra các nước thành viên.
Theo Anh Hoa
baodautu.vn