Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Kỵ mệnh nào và những lưu ý cần biết
Trong văn hóa phương Đông cũng như phương Tây, cây lưỡi hổ không chỉ đơn giản là một loài cây cảnh đơn thuần. Mà đó là một vật phẩm phong thủy rất quan trọng, giúp mang lại may mắn, bình an và tăng tài lộc cho con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên trồng, bởi mỗi loài cây sẽ tượng trưng cho một bản mệnh riêng. Vậy cây lưỡi hổ hợp mệnh gì và kỵ mệnh nào? Hãy cùng Elmich khám phá ngay nhé.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu cây lưỡi hổ là gì? Ý nghĩa phong thủy ra sao?
Trồng cây hợp mệnh, từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều người. Bởi ngoài yếu tố phong thủy thì nó liên quan mật thiết đến mối quan hệ tương khắc, tương sinh trong ngũ hành. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp tới vận khí, tài lộc và tâm linh của con người. Và lưỡi hổ hay cây hổ vĩ là loài cây cảnh phong thủy quen thuộc trong các sân vườn, văn phòng,… với tên khoa học là Sansevieria trifasciata.
Trong phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng giúp trừ tà, xua đuổi ma khí, cùng những điều không may mắn khác. Đặc biệt, với thân dẹt, lá mọng nước, dài như hình lưỡi hổ lại mọc thẳng đứng như thể hiện sức sống mãnh liệt và ý chí quyết đoán. Đồng thời, hình ảnh này cũng tượng trưng cho sự uy quyền, phát triển.
Theo quan niệm xưa, lưỡi hổ rất hiếm khi ra hoa, vì thế, nếu chúng ra hoa sẽ thể hiện được ý nghĩa rất đặc biệt. Đó là mang lại cả một năm sung túc và may mắn. Nhờ vậy, trong cuộc sống cũng gặp được nhiều thuận lợi, công việc thăng tiến.
2. Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Lưỡi hổ có tới 70 loài khác nhau nhưng lại mang một đặc điểm chung nhất là lá có màu xanh, viền vàng, sọc trắng. Vì thế, trồng cây lưỡi hổ cực kỳ hợp với hai bản mệnh sau đây:
2.1. Mệnh Thổ
Trong 5 mệnh, Kim – Mộc – Thổ – Thủy – Hỏa thì mệnh Thổ có màu sắc bản mệnh chủ đạo là Vàng. Vì thế, cây lưỡi hổ chính là loài cây phong thủy cho người mệnh Mộc. Đặc biệt, nếu biết chọn trồng các loại cây có lá viền màu vàng hoặc lưỡi hổ vàng thì sẽ càng tốt cho gia chủ.
Trong đó, loài lưỡi hổ vàng cực kỳ ấn tượng và nổi bật với những chiếc lá mang màu vàng chủ đạo. Phần giữa lá lại được điểm xuyến với một dải màu xanh sẫm đặc trưng. Còn lưỡi hổ viền vàng lại mang một vẻ đẹp riêng biệt là những chiếc lá màu xanh nhưng viền được điểm tô bằng màu vàng sặc sỡ.
Bằng việc dùng màu chủ đạo thiên về bản mệnh này, chắc chắn cây lưỡi hổ sẽ là một “lá bùa hộ mệnh không thể thiếu. Chúng giúp gia chủ mệnh Thổ xua đuổi mọi xui rủi, đồng thời phát huy vận thế tốt. Nhờ đó mà cả cuộc sống lẫn sự nghiệp đều thuận lợi, hanh thông, tài chính dư giả.
Bảng năm sinh, tuổi thuộc mệnh Thổ:
Tuổi | Năm sinh |
Mậu Dần | 1938, 1998 |
Kỷ Mão | 1939, 1999 |
Bính Tuất | 1946, 2006 |
Đinh Hợi | 1947, 2007 |
Canh Tý | 1960, 2020 |
Tân Sửu | 1961, 2021 |
Mậu Thân | 1968, 2028 |
Kỷ Dậu | 1969, 2029 |
Bính Thìn | 1976, 2036 |
Đinh Tỵ | 1977, 2037 |
Canh Ngọ | 1930, 1990 |
Tân Mùi | 1931, 1991 |
Bảng năm sinh mệnh Thổ
2.2. Mệnh Kim
Nếu bạn đang thắc mắc thì bên cạnh mệnh Thổ, mệnh Kim chính là lời giải đáp thứ hai. Bởi màu trắng và vàng chính là hai màu đặc trưng cho bản mệnh này. Vậy nên, lưỡi hổ cũng chính là loài cây phong thủy hay vật phẩm may mắn cho mệnh Kim.
Bên cạnh đó, mệnh Kim vốn tượng trưng cho kim khí hay kim loại thể rắn. Vì thế, tính cách của họ thường rắn rỏi, kiên định, quyết đoán và không ngừng nỗ lực, đi lên để đạt được mục đích.
Trong khi, lưỡi hổ lại có lá cây mọc thẳng đứng trông như những lưỡi dao sắc nhọn cũng thể hiện ý nghĩa của sự quyết đoán, ý chí vươn lên, tiến thủ của con người. Do đó, người mệnh Kim trồng cây lưỡi hổ sẽ như là một món vật tương sinh, tạo ra nguồn năng lượng tốt.
Nhìn chung, cây lưỡi hổ hợp mệnh Kim, giúp bảo vệ và mang lại sự bình an, xua đuổi bệnh tật và những điều không may mắn. Đồng thời, cây giúp gia chủ tăng tài lộc, tạo thế vận khí tốt, đạt được những thành công như ý.
Bảng năm sinh, tuổi thuộc mệnh Kim:
Tuổi | Năm sinh |
Canh Thìn | 2000 |
Tân Tỵ | 2001 |
Quý Dậu | 1993 |
Nhâm Thân | 1992 |
Giáp Tý | 1984, 2026 |
Ất Sửu | 1985, 1925 |
Canh Tuất | 1970 |
Tân Hợi | 1971 |
Quý Mão | 1963, 2023 |
Nhâm Dần | 1962, 2022 |
Ất Mùi | 1955, 2015 |
Giáp Ngọ | 1954, 2014 |
Bảng năm sinh mệnh Kim
3. Mệnh nào nên tránh trồng cây lưỡi hổ?
Cây lưỡi hổ mang nhiều ý nghĩa về phong thủy. Nhưng cùng với mối quan hệ tương sinh thì loài cây còn có mối quan hệ tương khắc. Vì thế, bên cạnh cây lưỡi hổ hợp mệnh gì thì mệnh hay tuổi nào không nên trồng cũng được quan tâm không kém. Dưới đây, Elmich Việt Nam muốn chia sẻ đến bạn những mệnh kỵ với cây vĩ hổ:
3.1. Mệnh Hỏa
Mệnh Hỏa là mệnh tương khắc với mệnh Kim trong ngũ hành tương sinh. Vì thế, mệnh này rất hợp với màu đỏ nhưng lại kỵ với các màu bản mệnh Kim là trắng và Vàng.
Trong khi đó, vàng, trắng, xanh lại là những màu phổ biến ở cây vĩ hổ (lưỡi hổ). Vậy nên, người mệnh Hỏa không thích hợp để trồng loài cây này. Bởi theo phong thủy, yếu tố xung khắc sẽ chỉ làm cản trở hoặc xua đuổi tài lộc và các vận khí tốt.
3.2. Mệnh Thủy
Nếu tuổi của bạn nằm trong bản mệnh Thủy thì cũng cần phải cân nhắc trước khi muốn trồng cây này. Bởi Thủy là mệnh tương khắc của mệnh Thổ. Vì thế, màu vàng của cây lưỡi hổ sẽ chính là gam màu kỵ của mệnh này. Nếu trồng một vật phẩm có yếu tố xung kỵ trong nhà hoặc nơi làm việc, may mắn và tài lộc sẽ bị phân tán, tiêu hao.
3.3. Mệnh Hỏa
Cùng với Hỏa thì Mộc cũng là bản mệnh tương khắc với mệnh Kim. Vì thế, người mệnh Mộc cũng không thích hợp để trồng cây lưỡi hổ. Thay vào đó, bạn nên tìm chọn những loại cây phong thủy thích hợp với màu xanh bản mệnh của mình hơn. Để từ đó làm bùa hộ mệnh, nâng đỡ bản thân ngày càng thành công và thăng tiến trong cuộc sống.
4. Những lưu ý cần biết khi trồng cây lưỡi hổ
Với những thông tin được Elmich chia sẻ trên bạn đã biết được cây lưỡi hổ hợp mệnh gì và kỵ mệnh nào. Tuy nhiên, để giúp cây lan tỏa được hết những năng lượng tích cực và ý nghĩa của nó thì có một số lưu ý mà nhất định bạn không nên bỏ qua như:
4.1. Vị trí đặt, trồng cây
Là loài cây có ý nghĩa phong thủy tốt nên cây lưỡi hổ thường được đặt trong phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc để thu hút tài lộc, thanh lọc khí độc và bụi bẩn. Đồng thời, loài cây này cũng thường đặt nơi gần lối ra vào của các tòa nhà, chung cư, văn phòng với mục đích xua đuổi sự kém may mắn và cung đón tài lộc.
Đặc biệt, theo các thầy phong thủy, hướng tốt nhất để đặt cây là vị trí hành Mộc. Cụ thể, hướng Nam, Đông Nam và các góc phía Đông được xem là những điểm phong thủy cực thịnh.
Ngoài ra, bạn cần tránh đặt cây vĩ hổ ở chính giữa nhà, phòng tắm. Bởi chúng sẽ cản trở vận khí đẹp, từ đó gây rắc rối về công danh, tài chính cho gia chủ. Hơn nữa, đây cũng là những vị trí không đủ cung cấp ánh sáng để cây phát triển tốt.
4.2. Chọn màu lá hợp mệnh
Như bạn đã biết, cây vĩ hổ có tới hơn 70 loại, lá mỗi loài lại mang một màu sắc khác nhau. Trong khi màu sắc lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy của các mệnh. Vì thế, với người mệnh Thổ, ngoài chọn những loài có tán lá màu vàng hoặc lá xanh viền vàng thì nên tránh cây có lá trắng hoặc lá thuần một màu xanh. Còn với người mệnh Kim, nên chọn những loài cây lưỡi hổ xanh, trắng và vàng.
4.3. Lưu ý về bình trồng cây
Cuối cùng, bên cạnh quan tâm cây lưỡi hổ hợp mệnh gì thì chúng ta cần lưu ý cách chọn bình trồng cây phù hợp cho mỗi mệnh. Bởi dù chỉ là chi tiết nhỏ nhưng cũng mang yếu tố phong thủy và ảnh hưởng rất lớn đến vận khí, may mắn, công danh của gia chủ. Cụ thể:
- Với người mệnh Kim: nên dùng bình hoặc chậu hình tròn, chữ nhật và cần tránh những chậu hoặc bình có góc nhọn, đường cong thanh lịch.
- Với người mệnh Thổ: dùng chậu trồng hoặc bình có hình vuông hay hình chữ nhật hoặc chậu hình chóp, có cạnh nhọn là thích hợp nhất. Đồng thời, bạn nên tránh dùng chậu dài.
5. Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Theo quan niệm phong thủy, khi trồng cây vật phẩm theo mệnh, nếu cây càng sinh trưởng phát triển tốt thì đồng nghĩa vận khí của gia chủ càng tăng. Vì thế, nếu bạn muốn “bùa hộ mệnh” có được thêm nhiều năng lượng tốt thì càng phải biết cách chăm sóc cho cây lưỡi hổ như thế nào.
5.1. Ánh sáng
Đặc trưng của cây vĩ hổ là ưa bóng râm, những nơi có ánh sáng yếu. Vì thế, khu vực ít nắng là nơi thích hợp để trồng. Còn nếu bạn đặt cây trong nhà thì thi thoảng nên đem ra phơi nắng, nhằm thúc đẩy quá trình quang hợp, giúp cây phát triển nhanh. Nhưng lưu ý, chỉ nên đem cây ra vào lúc 7-9h sáng.
5.2. Cách tưới nước
Trong quá trình chăm sóc, tuyệt đối không nên tưới quá nhiều nước, bởi lưỡi hổ ưa hạn. Vậy nên, mỗi tuần chỉ cần tưới 1-2 lần là được. Khi tưới, tốt nhất bạn nên dùng bình có vòi dạng phun sương, giúp tạo độ ẩm phù hợp với cây.
5.3. Dinh dưỡng và nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng từ 20 – 30 độ C. Vào mùa đông, để giúp cây khỏe mạnh, chịu rét tốt bạn nên bón thêm phân. Và cứ cách 3-4 tháng thì bón lân một lần, mỗi lần nên rải lân cách gốc cây khoảng 10cm.
Lời kết
Như vậy, Elmich Việt Nam đã giúp bạn giải đáp cây lưỡi hổ hợp mệnh gì và kỵ mệnh nào. Đồng thời, hy vọng thông qua những chia sẻ, một vài lưu ý nhỏ sẽ giúp bạn chọn đúng cây hợp mệnh và chăm sóc nó nhất. Khi chọn đúng cây hợp mệnh sẽ giúp bạn hoặc người mà bạn đang quan tâm sẽ luôn được may mắn, thăng tiến và thuận lợi trong cuộc sống.